Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Cảnh báo nguy cơ giảm cân không hiệu quả khi lạm dụng thuốc tirzepatide
Các loại thuốc chống béo phì thế hệ mới được cho là hỗ trợ giảm cân hiệu quả, song nhiều bệnh nhân băn khoăn liệu họ có tăng cân trở lại nếu dừng loại thuốc này. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí American Medical Association ngày 11/12 đã đưa ra câu trả lời cho nghi vấn này, trong đó cảnh báo nguy cơ phụ thuộc lâu dài vào loại thuốc này khi việc giảm cân không hiệu quả.

Nghiên cứu do nhà khoa học Louis Aronne thuộc Đại học Y Weill Cornell ở New York thực hiện đối với 670 tình nguyện viên với độ tuổi trung bình là 48 tuổi. Đa phần trong số này là nữ giới. Cân năng trung bình ban đầu của nhóm này là 107,3 kg. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thuốc giảm cân chứa hoạt chất tirzepatide và đây cũng là thành phần trong thuốc giảm cân Zepbound của hãng dược phẩm Eli Lilly vốn được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hồi tháng trước. Thuốc giảm cân tirzepatide là loại thuốc tiêm hằng tuần.

Theo nghiên cứu này, sau 36 tuần, cân nặng của nhóm 670 người trên đã giảm trung bình 20,9%. Sau đó, nhóm này được chia thành hai nhóm nhỏ với nhóm đầu tiên tiếp tục sử dụng thuốc Zepbound trong khi nhóm còn lại sử dụng giả dược. Đến tuần thứ 88, những người dùng giả dược đã tăng cân trở lại với mức tăng bằng 50% số cân đã giảm trước đó và trọng lượng cơ thể vào thời điểm đó thấp hơn 9,9% so với mức ban đầu. Trong khi đó, cân nặng sau 88 tuần của nhóm còn lại thấp hơn 25,3% so với mức ban đầu.

Tất cả những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được khuyến khích tiêu thụ ít hơn 500 calo/ngày và tập thể dục trong ít nhất 150 phút/tuần.

Theo nghiên cứu này, các tác dụng phụ mà nhóm gặp phải bao gồm các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón và nôn mửa.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Louis Aronne, kết quả đã cho thấy bệnh nhân cần duy trì điều trị bằng thuốc để ngăn ngừa cân nặng tăng trở lại và đảm bảo giảm cân hiệu quả. Nghiên cứu này cùng với 4 cuộc thử nghiệm trước đó cho thấy các loại thuốc, bao gồm cả thuốc chống béo phì mạnh như semaglutide, đã chứng minh tình trạng tăng cân trở lại sau khi người bệnh dừng điều trị.

Semaglutide là hoạt chất trong thành phần thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy của hãng dược phẩm Novo Nordisk. Tương tự như thuốc Zepbound, semaglutide là chất tương tự chất chủ vận thụ thể GLP-1, hoạt động bằng cách bắt chước chức năng của một loại hormone tiết ra insulin, làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, và ngăn chặn sự thèm ăn. Zepbound còn chứa một phân tử khác hoạt động giống như hormone đường ruột GIP.

Phản ứng mới nhất trước nghiên cứu trên, hãng dược phẩm Eli Lilly nhấn mạnh rằng bệnh béo phì là căn bệnh mãn tính, đòi hỏi việc điều trị liên tục và việc điều trị sẽ dừng lại cho đến khi người bệnh đạt được mục tiêu về cân nặng.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy chất chủ vận thụ thể GLP-1 có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch liên quan đến béo phì, song chúng cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về đường tiêu hóa. Mặc dù tỷ lệ mắc các vấn đề nghiêm trọng như liệt dạ dày thấp, nhưng một số chuyên gia lo ngại rằng việc sử dụng thuốc giảm cân trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ có thể gây ra nhiều rủi ro hơn là lợi ích đối với bệnh nhân.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)
    Nhồi máu cơ tim khi đi chơi Tết (18-02-2024)
    Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế (05-02-2024)
    Cả nước đã có 6 trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ, Hà Nội tăng cường cảnh giác (31-01-2024)
    Thanh niên bị bệnh viện 'trả về' lo hậu sự bất ngờ được một bệnh viện khác cứu sống (24-01-2024)
    Con rể và mẹ vợ nhập viện sau khi ăn sam biển nướng (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam, lây nhiễm sang người (11-12-2023)
    Đề xuất bệnh nhân mua thuốc bên ngoài sẽ được Bảo hiểm Y tế thanh toán (10-12-2023)
    Hà Nội đã qua đỉnh dịch sốt xuất huyết, nhưng số ca mắc vẫn cao (10-12-2023)
    3 bộ phận 'vừa bẩn vừa độc' của con gà, chớ ăn kẻo 'rước bệnh vào người' (06-12-2023)
    'Bác sĩ Hà Duy Thọ' nổi tiếng Facebook bị phạt hơn 100 triệu đồng (05-12-2023)
    Bệnh đường hô hấp và cúm A gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng chống (04-12-2023)
    'Bác sĩ Hà Duy Thọ' giới thiệu công tác tại Bệnh viện Việt Đức, đại diện bệnh viện nói gì? (16-11-2023)
    TP Hồ Chí Minh: Người đàn ông bị nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người' sau khi bị mèo cắn (15-11-2023)
    Bệnh nhân phải mua thuốc ngoài viện có được hoàn trả tiền? (07-11-2023)
    Chạy bộ 5km mỗi tối, một năm sau cơ thể người đàn ông đón nhận điều bất ngờ (28-10-2023)
    Vợ chồng bác sĩ ở Kiên Giang tử vong tại bệnh viện (19-10-2023)
    Tiền Giang: Mẹ chết, con nhập viện sau khi uống sữa (15-10-2023)
    TP Hồ Chí Minh: Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết gia tăng (13-10-2023)
    Bạn có chảy nước dãi khi ngủ không? Vậy thì bạn rất may mắn và chúng tôi sẽ giải thích tại sao (12-10-2023)
    Một người tử vong, hai người đang cấp cứu sau khi ăn tiết canh lợn (12-10-2023)
    Một bệnh viện miễn phí điều trị cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn (10-10-2023)
    Công ty liên quan vụ một trẻ tử vong sau đêm Trung thu tạm dừng bán bánh su kem (08-10-2023)
    Ca đậu mùa khỉ thứ 2 tại Bình Dương có nguồn lây từ TP HCM (06-10-2023)
    Truyền 10 lọ huyết thanh cứu người đàn ông bị rắn lục đuôi đỏ cắn (06-10-2023)
    Bắt con vật quen thuộc trong vườn nhà nấu ăn, người đàn ông tử vong (06-10-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152760739.